Trong cuộc đời đọc sách kha khá sách của tôi có 2 bộ truyện và một quyển truyện vừa vẫn luôn in đậm dấu ấn trong tôi, dù mang những ý nghĩa khác nhau, nhưng chúng vẫn đều là hành trang quý giá trong cuộc đời.
Bộ đầu tiên khi tôi 5 tuổi. Năm tuổi tôi học lớp một, và tôi dùng số vốn chữ nghĩa sơ khai đầu đời ấy để xem một bộ truyện tranh cũ của anh họ cho. Đọc hiểu chữ nào thì xem chữ đó. Bộ truyện tranh Tề THiên Đại Thánh! Truyện đó thì nổi tiếng quá rồi, truyện tranh, truyện chữ, phim truyền hình, điện ảnh, cả sân khấu, cải lương đủ hết! Toàn là những truyện hư cấu về thần tiên yêu quái mà hấp dẫn kỳ lạ. Nhưng qua những câu chuyện hết sức huyền huyễn ấy, những giá trị tốt đẹp của chốn nhân sinh đều hiện rõ, chân tình, kiên nhẫn, chính thắng tà, và đủ loại tình yêu trên thế giới này mà người ta có thể hình dung ra, hay ít nhất chắc chắn là, tác giả Ngô Thừa Ân có thể nghĩ ra.
Truyện thứ hai là Trời Xanh Trên Mái Cao của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Quyển này thì trong nhà có sẵn mua từ trước1975. Nói thế để giải thích vì sao tôi cứ chừng 2 năm lại lấy ra xem lại, mỗi lần xem lại tôi hiểu thêm, hiểu sâu hơn về tình yêu cùng những đau đớn sâu sắc khi người ta đánh mất nó, đặc biệt là khi nó quá gần mà không thể chạm tời được. Xem truyện lúc vào tuổi teen, cứ tưởng mình hiểu, nhưng sau đó mới biết mình chỉ biết mà thôi, hay là chỉ hiểu được câu chuyện đó rất hời hợt. Sau đó khi xem lại, thì cảm nhận tình yêu ấy sâu sắc hơn nhiều. 3 lần xem truyện là 3 cảm xúc khác nhau, mỗi lần lại sâu sắc hơn thấm thía hơn.
Khi Vừa ra trường, những năm đầu đi làm thì đọc được Người Lữ Hành Kỳ Dị của Harold Robbins, và thật sự, bộ truyện đã dạy tôi rất nhiều. Không nhiều những bài học cho thiếu niên mà là những câu chuyện của người trưởng thành, của gia đình, những tình yêu trai gái và không phải trai-gái, những cuộc chiến sinh tồn không chỉ giữa 2 tay súng mà còn trên sàn đấu thương trường, là vấn đề của những người đi làm, là những mối quan hệ nhiều tầng của cuộc sống hiện đại.
Bộ truyện đã từng là Best Seller ở Mỹ trong một thời gian
dài, dù nó được viết ra vào thập niên 60 của thế kỷ 20, dù nó được viết trên nền
những khoa học kỷ thuật của những năm 1900, nhưng những câu chuyện, tính cách
nhân vật, cách hành xử và kiến thức quanh đó vẫn luôn tồn tại, hiện đại và mới
mẻ.
Vì sao lại kể về những truyện lưu lại dấu ấn với tôi, vì tôi muốn nói là những quyển sách có thể sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho người đọc, những bài học vô giá chỉ phải trả bằng tiền mua sách, hay giờ đây, có khi chúng ta còn không phải trả nữa…
NGười ta bây giờ không đọc sách nhiều nữa, và nếu có thì chăm chăm vào những truyện tàu, truy65n đam mỹ. Chúng không hẵn tệ, nhưng hầu hết đều là những bản chuyển ngữ rồi edit rất kém.
Người ta sẽ học những điều gì trong đó, ngôn ngữ lủng củng, từ ngữ xa lạ hay văn hóa Tàu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét